Tin tức

16-05-2021

Một trải nghiệm hú hồn trước đó với địa danh Hải Phòng nổi tiếng ăn sóng nói gió, ăn lớn nói oang oang, lần này vùng mây thứ nhất tiếp tục cuộc hành trình xuôi theo dòng sông Hồng lang thang trôi đến thủ đô Hà Nội trong tiết trời tháng 8, chang chang nắng.

Xa xa, trên những mái tôn nâu đục, hoen rỉ thủng lỗ chỗ, có chú mèo tam thể lông bết bẩn, nhón chân di chuyển nhẹ nhàng lách qua đám túi rác mà khu phố treo biển văn hóa nhưng một số thành phần “người tam thể” quá thể ném xuống, văng vẳng phát ra tiếng hát đượm buồn bên ô cửa sổ màu xanh cũ của nhà nhân lão đạo sĩ già, râu xồm xoàm mà cứ mỗi lần ăn mắm tôm thì cả tuần may ra mới mùi phai:

“Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ - Từ độ người đi thương nhớ âm thầm

Có phải em là mùa thu Hà Nội - Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm”


Tìm về Hà Nội, nhiều người không để ý đến nghĩa của cái tên và chính kẻ đang chém gió về HN cũng vì điều này “Nội - bên trong lòng thành phố chứa nhiều Hà-sông” mà trót lỡ mềm tim vì người con gái nơi đây đành bỏ Sài phố, rời Hải quê mà chọn làm chốn mưu sống.

Xem Hà Nội như một cơ thể sống sâu lắng chứa nhiều tuyến lệ được "bao quanh bởi các con sông", có ai yêu HN dành thời gian mà đếm để gìn giữ khoảng 11 con sông, 81 hồ, 7 đầm, 20 ao lớn bé trong đó có Ao Cầu một trong những ao hiếm hoi còn sót lại nằm trong làng An Phú Hoàng Quốc Việt và liệu những giá trị vô hình bất biến đất-nước song hành ấy có thoát khỏi nanh vuốt của đô thị hóa, các dự án bđs đang tâm tước đoạt không, bởi trong hơn 50 năm qua, 80-90% diện tích mặt nước sông hồ đã bị san lấp, bao gồm cả vùng ruộng trũng, diện tích bán ngập

📷Quờ tay vặn ngược kim đồng hồ để tìm hiểu về những năm 1902, Hà Nội được người Pháp xây dựng, quy hoạch với các công trình lịch sử như: Nhà bưu điện, Cầu Long Biên, Ga Hà Nội, trường Đại học Y khoa, Đại học Mỹ thuật, nhà máy sản xuất rượu bia, diêm, hàng dệt, điện, khách sạn Sofitel Metropole, Vườn bách thảo Hà Nội, Chợ Đồng Xuân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà hát Lớn Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, Phủ Chủ tịch, Nhà khách Bộ Quốc phòng… Thứ kiến trúc khắc chạm cầu kỳ nhưng đầy lãng mạn, tinh tế, được nghiên cứu tỉ mỉ của người Pháp có thể tồn tại hàng trăm năm ở một đất nước nhiệt đới gió mùa trái ngược hoàn toàn với khí hậu Châu Âu là bởi các yếu tố: xung quanh luôn có vườn cây vây lấy khiến nhiệt độ trong nhà không quá cao mà các dự án bđs ăn xổi hiện nay đang thiếu chỉ cốt xây cho đủ đất rồi trồng một đống bê tông lên bán. Người Pháp thường chọn view Nam hoặc Đông Nam, bên cạnh đó các bức tường được thiết kế rất dày, luôn lớn hơn 220 – 330 (lớp ngoài 110, lớp trong 220, giữa hai lớp để trống một khoảng nhỏ giúp nhiệt đối lưu) để ngừa nắng ngăn nhiệt chứ không có chuyện tường 110 như hiện nay, qua đó tạo một khoảng lùi rất đáng kể cho hệ thống các ô cửa sổ có cấu trúc bên trong là kính bên ngoài cửa chớp để lấy gió cộng thêm hiên, ban công, logia, hành lang vòng ngoài bao quanh giúp hạn chế nhiệt xâm nhập khiến cho ngôi nhà mát quanh năm. Phần mái nhà người Pháp lợp mái ngói đá đen dốc cổ điển, cao rộng, trên đó bố trí các ô cửa sổ nhỏ giúp lưu thông gió tươi tự nhiên. Ngoài ra cách bố trí biệt thự của Pháp thường cứ 3 biệt thự liền nhau thiết kế chung một kiểu, đến biệt thự thứ 4 có thiết kế kiểu khác, các tuyến đường sắp xếp theo mô hình ô bàn cờ nhưng phân rõ chính, phụ nhằm đảm bảo lưu thông thuận lợi còn ở ta đường xá mỗi nhà lấn ra một tí, vỉa hè toen hoẻn, đường thò thụt, ngõ cụt, diện tích trồng cây bị chiếm dụng, nhà một tầng xen lẫn nhà gạch mái ngói, với chiều rộng khá hạn chế, thường không quá 3 - 4m, có mặt bằng hình ống, kéo tít bề sâu bên trong làm cái sân, nay khá hơn cũng lai lai kiểu nhà trăng trắng, nhấn thêm cho có vài cái lô gia sắt óng đen, bên trong chất đục, khoét toàn gỗ vượt quá khổ người rồi bán giá trên trời

📷Mây đang mải miên man ngẫm nghĩ về quá khứ thì từ đâu bị đánh thức bởi một người đàn ông đàn ang có tuổi trên người vẩy ít mực thâm trở theo đứa trẻ con ngồi đằng sau, oang oẳng dục:

“Đi đi, còn có 3 giây chờ cái gí đèo, cứ làm ra vẻ rảnh háng, nhà bao việc”

Hà Nội bây giờ ồn ào không còn đi nhẹ nói khẽ cười duyên như trước, cứ va là chạm, rồi giang hồ, giang ao, giang mai hai háng lôi nhau lên mạng chửi, nhảy múa với cái mồm văng qua văng lại kiếm view tiện bán online, không giống các anh chị ngày trước như Khánh Trắng ngụ phố Nguyễn Thiệp, Hưng Phi Nhon người từng bắn Dung Hà ngụ ở phố Lê Quý Đôn, Hiền “thủ” phố Huế chỉ làm một việc là đâm thuê chém mướn nhưng ko lấy mạng, Hùng “nghệt” phố Bạch Đằng, “Nghĩa đại” Hai Bà Trưng lấy số đòi nợ bằng cách chặt xác đàn chó dằn mặt con nợ, Hải Bánh…

Hà Nội không còn ẩn hiện mờ ảo trong sương mai buổi sớm mà hiện hình, ám mờ bởi khói bụi mịn vây quanh nhưng giá Bất động sản Hà Nội vẫn cao vù vù một cách trái khoáy

Không giống như SG mới đây dự kiến tách Thủ Đức thì Hà Nội trước đó lại mở rộng ôm Hà Tây vào lòng nên tổng diện tích thành ra 3.359 km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km², chừng 147 trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp, dân số xấp xỉ 10 triệu với mật độ là 2.977 người/km², cao gấp 8 lần so với mật độ dân số cả nước và gấp chục lần thủ đô của các nước trong khu vực Asean dẫn đến tình trạng giao thông quá tải dù có nhiều tuyến đường cao tốc tỏa đi như Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân-Cầu Giẽ, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hòa Bình cùng với các cây cầu hiện hữu như cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Thăng Long, Đông Trù và cầu lô, cầu đề trò chơi tao nhã kiếm chút sinh nhai trong dân gian.

Hà Nội cũng là thành phố gần mặt trời, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng một trăm triệu đồng/năm trong đó những nơi có tài sản sở hữu trăm, nghìn tỉ nhiều nhất cả nước luôn dẫn dắt, tản đi đầu cơ đánh sóng khắp các vùng cộng thêm dân số đông nên sức ăn, sức tiêu, sức mặc đến núi cũng không kịp mọc, thành ra doanh số bán lẻ năm 2019 đạt 163 tỉ đô, tăng 13% mỗi năm, khiến cho các đạo quân ở lãnh thổ khác, nơi khác từ Sài Gòn thèm muốn thứ nước béo bở này quyết định âm thầm Bắc Tiến trong khi Nội Hà thì Nam tiến:


+ Các doanh nghiệp đến từ SG, thông qua hình thức mua bán sáp nhập, đã có nhiều đất tại Hà Nội, tuy nhiên hầu hết ở vùng ven, ngoài trung tâm đơn cử như Phú Mỹ Hưng gây chú ý khi vay khoảng 75 triệu USD để phát triển khu đô thị tại tỉnh Hòa Bình sau khi đã hoàn tất thâu tóm hơn 99% cổ phần của CTCP Đầu tư San Nam Hòa Bình. Dự án này có quy mô hơn 405,7 ha.

+ Citra Westlake City Development - một liên doanh giữa tập đoàn Ciputra đến từ Indonesia với UDIC của Việt Nam cũng đã chuyển nhượng dự án trung tâm thương mại xây dựng dở dang trên diện tích hơn 7ha thuộc khu đô thị Ciputra cho tập đoàn Lotte Hàn Quốc.

+ Địa ốc Phú Long mua lại 50% phần góp vốn của Posco E&C tại dự án Spendora với tổng diện tích lên tới hơn 264ha nằm trên địa bàn các xã An Khánh, Lại Yên, Song Phương, Vân Canh

+ Tập đoàn Him Lam dựng hiệu ở Vạn Phúc Hà Đông, Him Lam Thạch Bàn bàn giao năm 2016.

+ Tòa nhà Keangnam Landmark 72 Hà Nội bán cho chủ mới Aon Holdings

+ Gamuda Land thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia là chủ đầu tư tại Yên Sở Hoàng Mai

+ Năm 2019, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đã hợp tác với tập đoàn BRG Việt Nam để phát triển thành phố thông minh rộng 272 ha tại huyện Đông Anh

+ Mitsubishi và Bitexco thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh (Tập đoàn Bitexco nắm giữ 55% cổ phần của Liên doanh và Tập đoàn Mitsubishi nắm giữ 45% cổ phần còn lại) phát triển dự án The Manor Central Park Nguyễn Xiển HN

+  Indochina Plaza IPH Xuân Thủy HN được đầu tư 150 triệu USD do Indochina Land thuộc tập đoàn Indochina Capital USA làm chủ đầu tư

+ THT Development và Citra Westlake City Development hiện là hai chủ đầu tư lớn nhất ở Tây Hồ Tây, phát triển hai khu đô thị lớn là Starlake và Ciputra International City

+ Ngoài ra còn có một số sàn, đại lý bđs cánh tay nối dài của các cđt trong Nam đã kéo quân ra Bắc hòng tiếp cận các két sắt nhưng đa số bất thành

📷 Quay trở lại với câu chuyện quy hoạch quỹ đất càng ngày càng hiếm nếu hạn chế cấp phép xây dựng khu dân cư trong khu vực nội đô mà sử dụng đất đã di dời thành các công trình công cộng, công viên, cơ sở y tế, bãi đỗ xe, trường mầm non, tiểu học, trung học… thì các món khoái khẩu nằm ở các ô đất chung cư tập thể, chợ cũ, trường giáo dục có tuổi, ga tàu, bến xe, hay các công trình mang yếu tố hoài cổ sẽ có những số phận ra sao:


+ Các tuyến của bến xe Gia Lâm sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi, Đông Anh, Nội Bài, bến xe phía Nam (Ngọc Hồi). Các tuyến của bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về bến xe Cổ Bi, bến xe Đông Anh (một số tuyến của tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên đi theo quốc lộ 3), bến Yên Nghĩa. Bến xe khách Mỹ Đình, Nước Ngầm dự kiến đến năm 2025 sẽ chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu điểm cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô trong đó bến xe Lương Yên cũ đã bị xóa sổ để thay bằng 3 tòa chung cư cao cấp

+ Ga Hà Nội - Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902 đang dự tính trồng thêm nhiều tòa nhà cao 40-70 tầng xung quanh ga trung tâm

+ Vụ cháy nhà máy Rạng Đông gây thảm họa môi trường hay cháy kho hóa chất Đức Giang ở quận Long Biên đã khiến cho kế hoạch di dời tổng số 116 cơ sở: Đống Đa 15, Ba Đình 2, Cầu Giấy 2, Hai Bà Trưng 18, Hoàn Kiếm 6, Hà Đông 28, Bắc Từ Liêm 6, Thanh Xuân 9 trong đó có khu Cao xu Xà Phòng Thuốc Lá (Cao Xà Lá) thành dự án chung cư, Nam Từ Liêm 2, Hoàng Mai 11, Long Biên 17… trở nên rất cấp bách

+ Các cơ sở giáo dục đào tạo trong khu vực nội đô dự kiến sẽ được bố trí 279,5 ha cho các khu trường đại học tập trung tại Hòa Lạc, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

📷 Trước đây các dự án thường được cđt phát giá hợp lý, thu hút được các nhà đầu tư đi cùng ban đầu nhưng sau đó hầu hết đồng loạt đánh đu giá trên ngọn tre đẩy giá nhà càng xa với thực tại, tạo khan hiếm giả tạo với các liên thủ đại lý sàn ôm, ấp hàng gây bất ổn cho thị trường kém lành mạnh. Gần đây những chiêu trò tổ chức sự kiện bốc thăm mở bán shophouse lùa gà, quân xanh quân đỏ đóng giả hành tôn, tôn hành giả hòng lòe khách hàng để choén những khoản chênh kếch xù thì giờ đã giảm hẳn vì bị các nhà đầu tư bóc mẽ và biết tỏng. Nhiều dự án dắt túi bảo bối với chính sách nghe rất leng keng: hỗ trợ lãi suất 0% và ân hạn nợ gốc cho người mua nhưng thật ra tất cả đều tính lãi vào giá hết không xót đồng nào. Lôi kéo xa bờ, xa đồng bằng không thành, không còn sức hấp dẫn nữa vì các dự án biệt thự nghỉ dưỡng, condotel pháp lý ko rõ ràng, shophouse kinh doanh ế ẩm, lại bán giá cắt cổ, hứa vượn hứa hươu nên bắt đầu chuyển hướng chú ý của khách hàng bằng những từ truyền thông nghe rất kêu như biến đồng bằng thành thủy vương bao la, không ở thì cho thuê vừa được nhà, vừa có tiền trả lãi ngân hàng lại dôi ra một tí để tiêu nhưng nay bị virus cúm covid19 ngáng đường, tất cả đã hiện nguyên hình là bánh vẽ.

Phía dưới các con đường nhỏ xíu xiu, xen kẽ đường cong mềm mại nhưng phải oằn mình gánh hàng chục dự án càng làm cho bức tranh đô thị trở nên nghẹt thở. Các sàn, các đại lý được lập ra một số xuất phát từ con king, cháu chúa tiện bề kiểm soát, điều tiết cuộc chơi trong lòng bàn tay...Điểm cộng ít ỏi là bộ mặt thành phố đã có những đốm sáng hơn nhưng chật chội hơn, ách tắc hơn, tốn điện hơn. Các dự án vệ tinh hình thành nên các hệ sinh thái khép kín từ nhà, trường, bệnh viện, khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, mặt nước hồ bơi, cây xanh trở nên tây hơn, sang chảnh hơn kéo được một lượng dân cư ra khỏi lòng thành phố

📷Nói đến thủ đô HN mà gạt Sông Hồng ra ngoài thì đó quả là một sự đãng trí rất ghê gớm. Sông Hồng có đặc điểm thủy văn phức tạp với hệ thống đê chống lũ mà từ xưa do yếu tố phòng ngoại xâm, nên HN tập trung mở rộng diện tích đô thị chủ yếu ở bờ phía nam gây mất cân đối giữa đôi bờ, khiến cho giới trà Bắc thường ví Hà Nội đang quay lưng lại với dòng sông.

Sông Hồng có tầm quan trọng liên quan tới địa giới của 15 quận, huyện gồm Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Thường Tín, Thanh Trì, Phú Xuyên, Gia Lâm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, nếu khai thác cẩn thận, đúng mực, HN có thể bổ sung gần 6.500 héc-ta đất.

Ngoài các cây cầu hiện hữu như Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh, Hà Nội dự kiến sẽ có thêm các công trình đường bộ vượt sông như: cầu Vĩnh Tuy gđ 2, cầu Trần Hưng Đạo (nối phố THĐ với đường Cổ Linh-Long Biên), cầu Ngọc Hồi nối đường vành đai 3.5 Hoàng Mai với cao tốc HN - Hải Phòng (Gia Lâm), cầu Mễ Sở nối đường vành đai 4 (Thường Tín) với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Gia Lâm), cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh), cầu Việt Trì Ba Vì, cầu Phú Xuyên…

Tuy nhiên trước khi động chạm tới con sông cực kỳ quan trọng nàymuốn đánh thức sông Hồng chứ không phải là chọc giận hay phá hoại thì cần phải xác định, nghiên cứu khoa học bài bản, tính toán quy hoạch hệ thống thoát lũ, trị thủy, thuê các đơn vị đã có uy tín, có đủ khả năng lẫn kinh nghiệm bảo vệ môi trường cảnh quan trên thế giới vào lập đề án tư vấn, cấm tiệt các công trình mật độ dày cùi, ngồn ngộn, quá cao tầng, chắn choáng mất luồng khí tươi trong lành từ sông phả vào nội đô, yêu cầu nghiêm ngặt các thành phố ven sông phải bố trí đảm bảo bố trí chuỗi hệ thống xử lý nước rác thải sinh hoạt tránh biến Sông Hồng thành thùng nước gạo để các dự án âm thầm cắm ống xả thẳng ra sông, xử lý cho được sự xói lở tại lòng sông và nạn cát tặc đang khai thác gây cạn mực nước thấp nhất trong vòng 30 năm qua tại con sông này

…Nếu không giữ được sông Hồng, không bảo vệ được sông Hồng thì chưa kịp triển khai các đề án thì sông Hồng có lẽ tương lai sẽ trơ bụng khi ấy HN không sông Hồng thì cũng giống như người vô hồn không còn cảm xúc.

📷Giống như mọi nơi trên thế giới, HN cũng đang gồng mình trước cơn đại dịch cúm vũ hán trung quốc, không phân biệt giới tính, màu da, sang hèn, quốc tịch, tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu giảm 18,1%, nhập khẩu giảm 21,3%, khách du lịch giảm mạnh, các lễ hội, phố đi bộ bị dừng hoạt động, chính sách hạn chế đồ uống có cồn, thị trường cho thuê văn phòng không mấy khả quan khi tỷ lệ trống ở mức cao, hàng trăm nghìn tin chính chủ rao bán nhà xuất hiện dày đặc… dẫn tới trong quý I có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thì liệu bức tranh bđs HN với địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông tại 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện ngoại thành cùng 5 khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây, Hòa Lạc, Ðông Anh với cách thổi hàng như vừa qua là “mới vun trồng từ gốc làm móng, làm nail, bán nhà trên giấy mà các dự án đã treo bảng hàng lên tận ngọn với giá của 5 đến 10 năm sau”, chưa kể Hà Nội có phở mắng, bún chửi thì ắt có “bất động sản băng rôn” cư dân mua nhà treo đỏ trời - một nét đặc sản phi vật địa cùng nhiều nơi khác cũng đang diễn ra, bây giờ ra sao?:

Các Quận Nội Thành:


📷 Quận Hoàn Kiếm:

"Đưa em đi qua thăng trầm, bao tháng năm đã úa màu - Gọi tên từng phố cổ, chiều nhạt nhòa Hồ Gươm lung linh - Ngọt ngào hoa sữa thơm - Gọi mùa thu về thật lâu, để ta biết, nồng nàn"

Quận Hoàn Kiếm có Hồ Gươm được xem là trái tim của Hà Nội, những con đường phố cổ ở các vị trí đắc địa người gốc Hoa sinh sống, sở hữu rất nhiều và từ độ virus covid 19 hoành hành nguồn thu từ khách quốc tế giảm đáng kể dẫn tới rất nhiều cửa hàng đã buộc phải đóng cửa hoặc đăng biển giảm giá, cho thuê: Hàng Điếu, Hàng Vải (410tr/m2) – Hàng Bông (640tr/m2) – Hàng Chiếu (650tr/m2) – Hàng Đậu (390tr/m2) – Hàng Khoai (500-900tr/m2) – Hàng Giấy (90-480tr/m2) – Hàng Bạc(530tr/m2) – Hàng Bè (600tr/m2) - Hàng Mắm (730tr/m2) –Hàng Bài (200-800tr/m2) – Hàng Điếu (400tr/m2) – Hàng Gà (550tr/m2)– Hàng Phèn(720tr/m2) - Hàng Buồm (120–420tr/m2)– Hàng Giầy (620tr/m2) – Hàng Đào,Hàng Ngang (500-680tr/m2) – Hàng Gai (100-780tr/m2) – Hàng Quạt(590tr/m2) – Hàng Thiếc (280tr/m2) – Hàng Chai(380tr/m2) – Hàng Cót (570tr/m2) – Hàng Lược(380tr/m2)– Hàng Mã (530tr/m2) – Hàng Trống(550tr/m2) – Hàng Dầu (850tr/m2) – Hàng Muối (620tr/m2)– Hàng Tre (370tr/m2) – Hàng Vôi 9(500tr/m2) - Cửa Đông (340tr/m2)– Đường Thành (580tr/m2) – Lý Nam Đế (200-300tr/m2) - Phùng Hưng (150-480tr/m2) – Cửa Nam (365tr/m2)– Ngõ Gạch (600tr/m2) – Trần Nhật Duật (510tr/m2) – Cầu Gỗ (750tr/m2) - Gia Ngư(800tr/m2) – Tạ Hiền (500tr/m2) – Bát Xứ (550tr/m2)- Cấm Chỉ (440tr/m2) - Hà Trung (580tr/m2)– Ngõ Trạm (340tr/m2) – Tống Duy Tân (410tr/m2) – Tràng Thi (450tr/m2) – Đào Duy Từ (390tr/m2) - Lương Ngọc Quyến (670tr/m2) – Nguyễn Siêu (90-450tr/m2)– Lãn Ông (580tr/m2) – Phùng Hưng (250tr/m2) – Chân Cầm (440tr/m2) – Ngõ Huyện (500tr/m2) – Lý Thái Tổ (750tr/m2) - Nguyễn Quang Bích (600tr/m2) – Hội Vũ (200tr/m2)

Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian):

Pacific Place 83 Lý Thường Kiệt(70-100tr/m2) - Hanoi Apartment Center 84 Thợ Nhuộm (130-143tr/m2) nay chuyển thành khách sạn Hotel Kuretakeso - C4A số 11 Vọng Đức (70tr/m2) – T Place 52 Hàng Bài (260-290tr/m2 tương đương 25 tỷ – 39 tỷ/căn dt 87-147m2)

+ Tập thể cũ:

Phố Hàm Long, hàng Gà, hàng Vôi, Lý Nam Đế … từ 45 – 60tr/m2

+ Thổ cư:

-Bạch Đằng(70-140tr/m2)– Cầu Đất (120-140tr/m2) – Chương Dương Độ, Phúc Tân (75tr/m2) - Hàm Tử Quan (160tr/m2) –Hồng Hà (75-130tr/m2) – Vọng Hà (80tr/m2) – Đình Ngang (190tr/m2) – Hai Bà Trưng – Lê Duẩn (130-350tr/m2) – Liên Trì (310tr/m2)– Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo (300-900tr/m2), – Phan Bội Châu(110-650tr/m2) – Nam Ngư(280tr/m2)– Yết Kiêu (490tr/m2) – Bà Triệu (500tr/m2)– Hàm Long(180-400tr/m2) – Phố Huế (600tr/m2) – Vọng Đức (150tr/m2) - Tràng Thi (460tr/m2) – Đào Duy Từ (390tr/m2) - Nguyễn Hữu Huân (600tr/m2) – Lê Thành Tông (470tr/m2) – Phạm Ngũ Lão (200tr/m2) – Phan Chu Trinh (150-600tr/m2) – Hàm Tử Quan (130tr/m2) –Hồng Hà (100-220tr/m2) –Phúc Tân (80-140tr/m2)– Dã Tượng(200 - 300tr/m2) – Quang Trung (470tr/m2) – Thợ Nhuộm (370tr/m2) – Trần Bình Trọng (400tr/m2) – Trần Quốc Toản (400tr/m2)

📷 Quận Tây Hồ:

Vùng đất này đang chứng kiến cảnh tượng ngoại kết nội tranh, giữa một bên là các tập đoàn nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản với các công ty trong nước cắt cứ một phương, hòng choáng những vị trí đẹp nhất và màu mỡ nhất. Tuy nhiên, suy cho cùng để thi đấu với các tập đoàn đến từ những nước phát triển thì nội lực của nội ty còn phải bám theo dài cả về chất lẫn lượng và uy tín. Điển hình là 2 đại đô thị tầm cỡ:

+ Đại đô thị Starlake Hồ Tây trước đây từng được tập đoàn Daewoo tâm huyết thuê các nhà tư vấn quốc tế uy tín như Bechtel, phối hợp với Nikken Sekkei, Som, Oma soạn thảo một bản quy hoạch lên tới 7.500 ha phân chia khu vực này thành 2 phần: khu vực nhỏ hơn ở phía nam (840 ha) và phần lớn hơn (7990 ha) về phía bắc nhưng sau biến cố khủng hoảng kinh tế cũng như nội bộ tập đoàn dự án đã buộc phải giao lại cho VN. Tuy nhiên, sau đó một phần của kế hoạch Bắc Hà Nội vẫn đang được phát triển bởi Daewoo E&C (THT Development) và Citra Westlake City Development (một liên doanh giữa tập đoàn Ciputra đến từ Indonesia với UDIC của VN) triển khai Starlake City với quy mô 186,3ha khoảng giá từ 115 triệu đồng/m2 cùng phát triển ba toà tháp căn hộ. Tới giai đoạn II của dự án không giống như bên nội vẫn làm là vẽ đất ra bán, bên ngoại sẽ không phát triển nhà ở, mà tập trung thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, các khu phức hợp và mới đây nhất, THT Development đã bất ngờ ‘bắt tay’ với đại gia bán lẻ Nhật Bản là Toshin Development để cùng hợp tác xây dựng một trung tâm thương mại, văn hoá đậm chất Nhật trên khu đất rộng 1,7ha thuộc dự án Starlake. Song song trước đó THT Development đã ký kết với tập đoàn Samsung kế hoạch khởi công vào đầu 2020, hoàn thành 2022 xây dựng một toà nhà 19 tầng, với 16 tầng nổi, 3 tầng hầm, sức chứa khoảng 3.000 người, trên khu đất dự kiến 11.600m2 với định hướng trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển tầm cỡ thế giới.

+ Ciputra quy mô 301ha được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (Việt Nam) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Sau đó một số quỹ đất đã được Ciputra đàm phán bán lại cho các nhà đầu tư trong nước như Vimefulland, Sunshine Group…, chuyển nhượng dự án trung tâm thương mại xây dựng dở dang trên diện tích hơn 7ha cho tập đoàn Lotte.Ngoài ra CapitaLand cũng đã thâu tóm một khu đất rộng gần 9.000m2 ngay trên trục đường đi sân bay Nội bài, dự kiến sẽ phát triển một tổ hợp cao 25 tầng, gồm 380 căn hộ, 21.367m2 văn phòng, 19.323m2 bán lẻ với tổng vốn đầu tư khoảng 217 triệu USD. Trong đó giá bán các khu đã hình thành: căn hộ (20–25-32-52tr/m2), Liền Kề (85- 100tr/m2), Biệt thự (115-150tr/m2)

Về nội ty: Tân Hoàng Minh đang xây dựng hai toà tháp căn hộ El Dorado I và II (45-80tr/m2), Sunshine Group với các dự án như Sunshine Riverside, Sunshine City (37tr/m2), BTLK Sunshine Wonder Villas (180tr/m2),…

Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): Watermark 395 Lạc Long Quân (45-47tr/m2) - Kosmo Tây Hồ (32-38tr/m2)- 6th Element (37-42tr/m2) - Oriental Westlake(40tr/m2), D’. Le Roi Soleil Quảng An (50-80tr/m2) - Udic Westlake – Golden Westlake (33tr/m2), Sun Grand City 69B Thụy Khuê (60-100tr/m2) - Sun Grand City Residence số 58 Quảng Bá (100tr/m2)…

Thổ Cư: Hoàng Hoa Thám (50-250tr/m2)– Lạc Long Quân, Thụy Khuê, Âu Cơ, An Dương Vương, Võ Chí Công (70-400tr/m2) – Nghi Tàm, Đặng Thai Mai, Quảng Bá, Xuân Diệu (250tr/m2) – Phú Gia (130tr/m2) – Quảng An, Trích Sài, Thanh Niên(350tr/m2)…

📷 Quận Ba Đình:

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): Vinhomes Metropolis Liễu Giai (70-80tr/m2), Lancaster Số 20 Núi Trúc( 60-65tr/m2), 15–17 Ngọc Khánh (32-38tr/m2), C7 Giảng Võ Đường Trần Huy Liệu( 40tr/m2), Thành Công Tower số 57 Láng Hạ(30-35tr/m2), Brg Grand Plaza số 16 phố Láng Hạ(70tr/m2), The Golden Armor phố Nam Cao (45-48tr/m2), Hanoi Golden Lake B7 Giảng Võ (100tr/m2), C1 Thành Công(40tr/m2), D2 Giảng Võ( 45-52tr/m2), Grandeur Palace 138B Giảng Võ(80tr/m2), Hanoi Aqua Central số 44 phố Yên Phụ (78-80tr/m2), HD Mon Central số 9 ngõ 29 Láng Hạ (40-45tr/m2), Hòa Bình Green Apartment 376 Đường Bưởi (37tr/m2), Liễu Giai Tower Số 26 Liễu Giai (50-60 tr/m2), Núi Trúc Square Số 19 Núi Trúc (40-49tr/m2), Platinum Residences số Nguyễn Công Hoan(45tr/m2)

+Tập thể cũ, chung cư mini:

Dành thời gian gặp Chị gút gồ

+Thổ cư:

Kim Mã (110-300tr/m2) – Đội Cấn (70-250tr/m2) – Giang Văn Minh (150- 230tr/m2) – Hoàng Hoa Thám - Đào Tấn ( 100 – 390tr/m2) - Giảng Võ (130-320tr/m2) - Liễu Giai (90 – 400tr/m2) – Đê La Thành (60-100tr/m2) – Đường Bưởi ( 60 – 230tr/m2) – Linh Lang ( 80-260tr/m2) – Phan Kế Bính (70-300tr/m2) – Điện Biên Phủ (180 – 410tr/m2) - Lê Hồng Phong (170-290tr/m2) – Nguyễn Thái Học (350tr/m2) – Sơn Tây (130-280tr/m2) – Trần Phú (170-410tr/m2)- Trúc Bạch (100-370tr/m2)- Trần Tế Xương ( 300tr/m2) – Thanh Niên (450tr/m2) – Láng Hạ (140 – 280tr/m2) – Phan Đình Phùng (200-500tr/m2) – Hàng Bún (150-430tr/m2) – Nguyễn Chí Thanh (110-400tr/m2) – Vạn Bảo (170-220tr/m2) – Núi Trúc (120-290tr/m2)…

📷Quận Hai Bà Trưng:

Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian):

Vincom Bà Triệu, Hoàng Thành Tower 114 Mai Hắc Đế (80 - 90tr/m2) - HDI Tower 55 Lê Đại Hành ( 80tr/m2) - Sun Ancora Residence Lương Yên (lấy đất của bến xe Lương Yên cũ giá 70-80tr) - Times City Minh Khai (35-42tr/m2) - Hòa Bình Green city (42tr/m2)- Imperia Sky Garden (38tr/m2), Green Pearl 378 Minh Khai (33tr/m2)- Hinode City 201 Minh Khai (45-55tr/m2) - Sunshine Garden Vĩnh Tuy (27-35tr/m2)…

Thổ Cư:

Bạch Đằng, Tam Trinh, Trương Định (40-200tr/m2) – Lê Qúy Đôn, Lê Thanh Nghị, Thanh Nhàn, Lò Đúc, Nguyễn Đình Chiểu, Kim Ngưu (60 – 300tr/m2) – Lương Yên (60 – 240tr/m2) – Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Giải Phóng (50-350tr/m2)– Mai Hắc Đế, Tô Hiến Thành, Triệu Việt Vương, Trần Nhân Tông, Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hàng Chuối, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ, Hòa Mã, Nguyễn Cao, Trần Đại Nghĩa (80 - 450tr/m2) – Vân Hồ 1 (280tr/m2)– Nguyễn Du( 500 - 600tr/m2) – Lạc Trung, Võ Thị Sáu (50 -250tr/m2)…

📷 Quận Đống Đa:

+Chung cư (luôn giảm theo thời gian): Vinhomes Nguyễn Chí Thanh (60tr/m2) - Mipec Tower 229 Tây Sơn (38tr/m2) - D'. Le Pont D'or Tân Hoàng Minh 36 Hoàng Cầu (40-48tr/m2) - 165 Thái Hà (38tr/m2) - 88 Láng Hạ (48tr/m2) - The Artemis 3 Lê Trọng Tấn(40-45tr/m2) - Hongkong Tower Đê La Thành(42-50tr) - Hoàng Cầu SkyLine 36 Hoàng Cầu(45-50tr/m2) - The Terra Hào Nam chung cư 40tr/m2, liền kề 300tr/m2 – Petrowaco 97- 99 Láng Hạ (40tr/m2)…

+Thổ Cư: Cát Linh, Giảng Võ, Tôn Đức Thắng (75-450tr/m2) – Trịnh Hoài Đức (400tr/m2) – Khâm Thiên, Trường Chinh, Phạm Ngọc Thạch, Mai Anh Tuấn (60-250tr/m2) - Đường Láng, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, Pháo Đài Láng (70-450tr/m2) - Hồ Đắc Di, Hồ Ba Mẫu(70-250tr/m2)- Đê La Thành, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Cầu, Chùa Bộc, Trần Quang Diệu, Quốc Tử Giám (60-300tr/m2) - Ô Chợ Dừa, Xã Đàn (80 – 500tr/m2) - Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Trần Qúy Cáp, Văn Miếu (60-400tr/m2)…

📷 Quận Thanh Xuân:

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): King Palace số 108 Nguyễn Trãi (45tr/m2) – Royalcity (45tr/m2) – Cao Xà Lá (lấy quỹ đất từ 3 nhà máy đến nay vẫn án binh bất động) - The Legacy số 106 Ngụy Như Kom Tum, Thống Nhất Complex, số 82 đường Nguyễn Tuân, Royal Park số 63 Nguyễn Huy Tưởng, Việt Đức Complex số 39 Lê Văn Lương, 90 Nguyễn Tuân, Imperia Garden Số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Rivera Park số 69 Vũ Trọng Phụng (33-40tr/m2) …

+Thổ Cư: Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi, Lê Trọng Tấn, Lê Trọng Tấn, Trường Chinh, Lê Văn Lương, Giải Phóng (60-400tr/m2) – Ngụy Như Kon Tum, Vương Thừa Vũ, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Quan Nhân, Nhân Hòa (150 - 300tr/m2) – Chính Kinh (70-90tr/m2)…

📷 Quận Cầu Giấy:

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): Luxury Park Views Yên Hòa (36tr/m2) – Thành An Tower số 21 đường Lê Văn Lương (31tr/m2) – Pamorama Phạm Hùng (30triệu/m2) – Yenhoa Condominium ngõ 259 Yên Hòa(25tr/m2) – Tràng An Complex số 1 Phùng Chí Kiên(33tr/m2) – Central Point Trung Kính (27tr/m2) – N04 Hoàng Đạo Thúy (29tr/m2) – Làng Quốc Tế Thăng Long phố Trung Hòa (32tr/m2) - D’.Capitale Trần Duy Hưng (nổi tiếng khắp cả nước với hành làng met bốn 45-55tr/m2)…

+Thổ Cư: Cầu Giấy, Nguyễn Khánh Toàn, Tô Hiệu, Trần Đăng Ninh, Trung Kính (70-400tr/m2) –– Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Thuyết, Xuân Thủy (75-300tr/m2 – Hồ Tùng Mậu (40-200tr/m2) – Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Khuất Duy Tiến (60-300tr/m2) - Trần Bình (150tr/m2) – Lạc Long Quân, Võ Chí Công, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Ngân, Nguyễn Chánh (200tr- 300tr/m2) – Nguyễn Văn Huyên (350tr/m2) – Trần Duy Hưng (nổi tiếng với cám cho chim giá 50-300tr/m2)…

📷 Quận Hoàng Mai:

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): Helios Tower 75 Tam Trinh, New Horizon City Lĩnh Nam, T&T Riverside (25- 27tr/m2) - Ecoba CT1 Vĩnh Hưng (đang xây dựng từ dự án tái định cư thành thương mại?) , Gamuda Garden (31-35tr/m2) - Hateco Hoàng Mai, Đồng Phát Park View , Eco Lake View, Gelexia Riverside (20tr/m2) - Sunshine Palace (29tr/m2), trong đó có tổ hợp dự án HH Linh Đàm của đại gia điếu cày rất có lòng với người thu nhập thấp, bán giá rẻ khoảng 10tr/m2 nhưng đáng tiếc là đứng trước lợi nhuận thì dự án này đã xây chưa đúng giấy phép, mât độ quá dày đặc, dẫn đến pháp lý sổ đỏ vẫn chưa có

+Biệt Thự Liền Kề:

Gamuda (8 – 15 tỷ/căn), The Manor Central Park (17 – 60 tỷ/căn)

…Trong đó các dự án như Gamuda với tổng dt 500ha, The Manor Central Park 200ha, Ecopark Hưng Yên 500 ha, chuỗi đô thị Vinhomes, là những nơi có quỹ đất lớn đầy đủ tiện ích để đảm bảo cho một nơi sinh sống cư ngụ so với các dự án toen hoẻn khác trên địa bàn. Có một chi tiết đáng lưu ý liên quan đến dự án TMCP là thay vì đầu tư xây dựng trung tâm phát triển và nghiên cứu tại đây thì tập đoàn TNT Development đã ký kết với tập đoàn Samsung rời về Starlake Tây Hồ

+Thổ Cư: đây là nơi có nhiều cộng đồng hoàn cảnh rất thương tâm vỡ nợ vì tham gia các trò chơi dân gian như đê lồ, bánh bóng, bờ cạc…

Giáp Bát (60-300tr/m2)– Linh Đàm, Nguyễn Xiển (45-250tr/m2) – Định Công, Nguyễn Hữu Thọ, Mai Động, Nguyễn Đức Cảnh (45-150tr/m2) - Hoàng Liệt (40-80tr/m2) – Tam Trinh (50 – 150tr) – Lĩnh Nam (37 – 150tr/m2)…

📷 Quận Long Biên:


…Đường xá, giao thông quy hoạch ổn, không khí cũng đỡ tịt mũi so với bên kia cầu và đáng sống hơn.

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): Vinhomes Symphony (35tr/m2) - TSG Lotus Sài Đồng (28-30tr/m2) - Hope Residence (Nhà ở XH giá 19tr/m2) - Ecohome Phúc Lợi (20tr/m2)…

+Khu đô thị: Vinhomes Riverside, Việt Hưng (BTLK 60-120tr/m2)

+Thổ Cư: Bồ Đề (60-100tr/m2)- Cổ Linh, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên (80-300tr/m2)– Ngô Gia Khảm, Ngô Gia Tự, Ngọc Lâm (100 – 230tr) - Thạch Cầu (40tr/m2) – Bắc Cầu, Phúc Lợi (45-80tr/m2) – Lý Sơn, Sài Đồng, Nguyễn Văn Linh (20- 120tr/m2)…

📷 Quận Từ Liêm:

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): The Matrix One đường Lê Quang Đạo, Vinhomes West Point dùng chiêu 1 ổ khóa xơi 2 chìa vừa ở vừa cho thuê (46-60tr/m2) - Vinhomes Smart City (30-40tr/m2)- The Zei Lê Đức Thọ (40tr/m2) - An Bình City (30-35tr/m2)- TNR Goldmark City (28-35tr/m2)

+Thổ Cư: Hoàng Quốc Việt, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Cơ Thạch, Hàm Nghi (55-300tr/m2)– Cổ Nhuế (50-80tr/m2) - Cầu Diễn (40tr/m2) –Trần Hữu Dực, Đại lộ Thăng Long, Đại Mỗ (80-90trm2) - Đỗ Đức Dục, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Xuân Phương (70-200tr/m2) …

📷Quận Hà Đông: Tan tầm giao thông ách tắc kinh khủng khiếp dù có nhiều làn đường của quận được mở rộng như: Quang Trung, Tố Hữu, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, mở tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và tuyến xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã nhưng do các con phố quy hoạch không theo hình bàn cờ

+Chung cư (luôn giảm giá theo thời gian): Hyundy Hill State (25-30tr), Park city (33tr/m2) - Mulberry Lane (25tr/m2)- New Skyline KĐT Văn Quán (27tr/m2) - The Sun Garden (15-18 tr/m2) - The Terra An Hưng (22 tr/m2) - Xuân Mai Complex (16-19 tr/m2) – Rainbow (27-29 tr/m2)…

+Biệt thự liền kề: Park city (80 – 110 tr/m2), Geleximco (50tr/m2), Văn Phú (60tr/m2), Him Lam Vạn Phúc (130-150tr/m2)

+Thổ Cư: Lê Lợi (150-250tr/m2), Lê Lai, Lê Trọng Tấn, Tô Hiệu, Vạn Phúc, Quang Trung, Tố Hữu, Thanh Bình, Ba La, Phùng Hưng, Xa la (60-300 tr/m2)

📷17 Huyện Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì (8-60tr/m2), Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng (10-70tr/m2), Hoài Đức (10-90tr/m2), Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên trong đó chỉ có 2 nơi cận tiềm năng, còn lại dù một số cố cũng không thể thổi lên được là:

📷Đông Anh: dự kiến được thăng thành quận, Đông Anh là mảnh đất quy tụ khá nhiều giai sắc, đụng vào là xước tay, quần hùng võ lâm hảo hán quy tụ, trong tương lai 2020-2025 với điểm nhấn trên bản thảo là các đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, trung tâm sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu, trung tâm du lịch sinh thái, thể thao hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, phát huy vai trò chủ lực của các khu công nghiệp. Để thực hiện được điều này, nhiều cty đã xuất hiện:

+BRG phát triển thành phố thông minh rộng 272 ha xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc tổng mức đầu tư 4 tỷ USD

+Công viên Kim Quy (Tập đoàn Sun Group)

+Công viên công nghệ phần mềm (Tập đoàn Vingroup)

+Đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp và đường Trường Sa (Tập đoàn Sun Group)

+Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng (Công ty Duyên Hà)

+Dự án Tổ hợp Y tế – Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao tại Hà Nội (Tập đoàn TH Group)

+Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia (Tập đoàn VinGroup)

+Dự án Trung tâm thương mại tại xã Kim Nỗ (Tập đoàn VinGroup)

+Khu du lịch sinh thái Vân Nội

+Trung tâm giao lưu hàng hóa (Công ty Mefrimex)

+Cụm trường đại học Mai Lâm

+Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên (Công ty CPTM Bình Phát)

…Giá đất trong các ngõ nhỏ, khu tái định cư, đất giãn dân ra tới các đường to như Võ Nguyên Giáp… một dạo bị thổi ầm ĩ nhưng nay đã nằm im con mắt lim dim với bước giá lần lượt: 10-20-30-50-135tr/m2

📷Gia Lâm: cửa ngõ phía Đông Thủ đô đã đạt 25/28 tiêu chí để chuẩn bị lên quận với định hướng trở thành trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa nhưng có lẽ chỉ với một vài dự án sau xuất hiện chưa thể khiến Gia Lâm trở mình:


+V Oceanpark với một số tồn tại: nhân sự vận hành quản lý mỏng, xử lý thủ tục chậmgây ùn ứ khi lượng căn hộ lên tến vài nghìn – Không thiết kế các chỗ để xe khi vào các shop chân đế ăn uống mà lại cấm gây khó trong việc kinh doanh – Cho thuê không như kỳ vọng chưa kể cạnh tranh với chính cđt: căn studio: 3-5tr/tháng - 1PN: 3.5-6tr/tháng - 2pn: 5-8tr/tháng… chưa kể tình trạng bụi, khói, côn trùng ảnh hưởng tới cư dân

+Khu Đô Thị Đặng Xá chung cư 15tr/m2, BTLK 50-60tr/m2

+Gia Lâm Central Metropolitan shophouse 52tr/m2

+Chung Cư Hanhomes Blue Star (22tr/m2)

📷 Ngoài ra phải kể đến khu công nghệ cao Hòa Lạc thuộc địa bàn các xã Phú Cát – Tân Xã – Hạ Bằng – Thạch Hòa – Bình Yên – Đồng Trúc của 2 huyện Thạch Thất và Quốc Oai nhưng tương lai gần cũng chưa thấy sáng sủa lắm trong đó nghe đồn một tập đoàn to to đã xin dừng không triển khai 2 dự án đô thị rộng 500 ha thuộc huyện Thạch Thất nữa

Tìm hiểu về đất nền Hòa Lạc tại đây Tái định cư Linh Sơn

📷 Hết Hơi Mây Rạc Người Ngắm Lại Hà Nội:

+Mặt bằng giá ở đây tuy ngáo nhưng lại không ngáo nặng bằng Sài Gòn

+Nơi này không những kẹt xe mà còn kẹt nhiều thứ khác nữa

+Thiếu chỗ đậu xe, thiếu khu vui chơi công cộng, vỉa hè bị lấn chiếm mỗi nhà thò ra một tí, nhếch nhác hết đậy lại đào, bụi tung cả khu phố gây lãng phí ngân sách

+Số lượng các khách sạn không đáp ứng đủ cho thành phố nghàn năm Thăng Long

+Mật độ dân số quá đông nhưng các dự án vẫn được cho phép mọc thậm chí chuyển nhà máy, bến xe để giảm tải lại trồng nhà để bán mà không dành để làm công viên… dẫn đến cơ sở hạ tầng thiếu, chất lượng không khí đáng báo động, sông ao hồ rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường

+Tình trạng dân cư tập trung đông tại các đô thị, khu dân cư không hợp vệ sinh, không đủ không khí và ánh sáng chính là nguồn gốc phát sinh bệnh tật thì dù có mở bao nhiêu hệ thống y tế đang quá tải cũng không thể khắc phục xuể

+Thừa các cơ sở giáo dục bậc trên, thiếu cơ sở giáo dục bậc dưới như trường mầm non…

+Bất cập trong thời đại 4.0 về thủ tục thanh toán thuế đất của người chủ mới mỗi năm khi họ lại một lần nữa phải lên phường xin tờ khai thuế mới trong khi việc sang tên chuyển nhượng trước đó đã được hoàn tất tại sở tài nguyên. Tại sao 2 cơ quan này không phối hợp với nhau để chuyển dữ liệu của người chủ mới rồi bên thuế chỉ việc căn cứ vào đó mà thông báo đến khách hàng?

📷 Trộm nghĩ:

+HN cần gọn tinh lại tránh dàn trải khó quản lý

+HN cần là điểm đến của những người mộ đạo, tín ngưỡng lành mạnh với ưu thế nhiều đền chùa di tích tâm linh

+Hn cần phải bảo vệ, giữ gìn và làm sạch các sông, ao, hồ, kênh, rạch để tạo thành hệ thống giao thông du lịch chạy khắp thành phố

+HN sẵn có Văn Miếu Quốc Tử Giám nên cần là nơi tạo ra nguyên khí quốc gia, ban bố sách lược cho các địa phương quy tụ hiền tài lan tỏa phát triển đất nước

+HN cần xây dựng lại văn hóa đi nhẹ nói khẽ của người Tràng An, khôi phục, phát triển các làng nghề: Làng Bát Tràng, Làng Lụa Vạn Phúc…, nâng tầm văn hóa ẩm thực

+HN cần phải có chính sách khuyến khích người nhập cư trở về quê hương làm ăn bằng cách kết hợp với các địa phương trả tiền cho những người rời HN

+Các khu công nghiệp, nhà máy cần phải đưa ra ngoài đấu nối với các tuyến đường tàu xe lửa, sân bay, đường sông ở xa thành phố

+HN có lượng sinh viên học sinh rất lớn nếu như thế hệ ấy ở trường tổ chức cho các em mỗi người trồng 1 cây xanh thì đảm bảo nguồn xanh sẽ tỏa bóng khắp HN thậm chí có thể bán lại cho các tỉnh thành khác đang cần

+Về bđs sau khi đã thỏa mãn được các yếu tố trường tồn, tầm nhìn trăm năm thì lợi nhuận từ tài nguyên đất thu được cần phải chia ra đúng đủ thỏa mãn cho lợi ích chủ đầu tư, lợi ích cho người dân có đất bị lấy làm dự án, lợi cho ngân sách và một phần lợi cho tương lai

+Bđs là lĩnh vực ko thể thiếu để phát triển kinh tế nhưng nhìn chung hiện nay các dự án hạng sang đã quá dư thừa, cả xã hội khắp các tỉnh thành hãy khóa van, siết tín dụng mảng cao cấp lại mà dồn lực dành quỹ đất, mở van xây dựng đồng loạt các dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp thì đây sẽ chính là động lực rất lớn để đẩy nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tiền dẫu có chất cao như núi nhưng cũng không thể trường tồn và giá trị bằng những điều để lại cho hậu thế.

Xem thêm nguồn nhà chính chủ