Kinh nghiệm giao dịch BĐS

08-10-2020

Giao dịch nhà đất luôn là một trong nhưng giao dịch quan trọng nhất, nhiều luật thi hành, hợp đồng mua bán nhà đất chính chủ cần phải đáp ứng đủ những điều kiện nhất định. Trước khi bạn quyết định ký kết hợp đồng BĐS chính chủ thì cần tìm hiểu kỹ luật.

1. Hợp đồng mua bán nhà đất chính chủ viết tay

Đầu tiên cần phải nói đến là HĐ viết tay không có cơ quan thẩm quyền hay tổ chức công chứng nào xác nhận nên về cơ bản là HĐ này không được công nhận pháp lý của Nhà nước.

Đã có rất nhiều trường hợp giao dịch này xảy ra, nhất là ở quê, nông thông, do 2 bên tự ghi trao tay, tự ký kết với nhau nên việc xảy ra rủi ro khiến mất trắng của người mua, người bán nhà chính chủ là điều ko tránh được.

Khi mà có tranh chấp, kiện cáo xảy ra, vì là ko được công nhận pháp lý nên phần thắng luôn thuộc về người bán, bên mua sẽ “tiền mất tật mang” dẫn đến bức xúc, cưỡng chế đất đai để thi hành án…

Một vài trường hợp một chủ đất còn bán 1 BĐS cho rất nhiều người và cao chạy xa bay, vì lý do giá rẻ ham của nên rất nhiều người đã bị lừa vì BĐS đó không phải là chính chủ.

Và vơi những căn nhà chỉ có hợp đồng mua bán trao tay thì việc sửa chữa, cải tạo, xây mới đều là không phép. Chính quyền sẽ bắt buộc phải tháo dỡ nếu không sẽ cưỡng chế. Thêm một rủi ro nữa là khi BĐS bị mang đi thế chấp ngân hàng, chủ sở hữu không thanh toán hoặc chi trả lãi cho ngân hàng thì sẽ tiến hành giải chấp để thu hồi nợ.

2. Hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc tiền mua nhà là gì, đặt cọc là một hình thức giữ chỗ mua nhà để có thêm thời gian chuẩn bị tiền bạc, giấy tờ, huy động vốn trước khi mua nhà đất mà không phải đi vay lãi ngân hàng, quỹ tín dụng đen.

Hợp đồng đặt cọc này luôn do bên bán đặt ra, nên rất có lợi cho bên bán, các cam kết yêu kém, nhiều khoản lung tung, nói chung chung để có lợi bên bán và hợp đồng có giá trị ngắn hạn tiềm ẩn trong đó nhiều rủi ro lớn. Nếu bên mua không có kiến thức về pháp lý thì rất dễ bị lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Đã có rất nhiều trường hợp khách vì vội vàng đặt cọc ký tên mà ko đọc kỹ nên đã bị bên bán nuốt hết số tiền đó vì những lý do “trên trời” đã được ghi trong hợp đồng khiến người mua bức xúc gặp khó khăn có thể dẫn đên án mạng xảy ra.

3. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất là một dạng bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất, bao gồm toàn quyền mua bán, cho tặng, thế chấp, cầm cố,… quyền hạn tương đương như người đứng tên trên sổ. Vì vậy nhiều người có sũy nghĩ cầm giấy ủy quyền trong tay là đã trở thành chính chủ sở hữu của BĐS đó.

Nhiều người mua BĐS không muốn mất một số phí theo luật pháp của Nhà nước nên đã chọn lựa ký hợp đồng ủy quyền thay cho hợp đồng mua bán nhà chính chủ. Đây thực chất là giao dịch lừa đảo, trốn thuế khi mua bán nhà đất chính chủ và sẽ bị pháp luật khởi tố hình sự.

4. Hợp đồng góp vốn

Hợp đồng góp vốn hay hợp đồng hợp tác đầu tư đối với việc mua bán bất động sản về bản chất là hình thức huy động vốn để thực hiện dự án. Và cũng như các hình thức kể trên, kẻ gian có thể thêm thắt điều khoản vào hợp đồng để có lợi cho mình sau đó dùng những điều kiện thêm thắt đó để chiếm dụng vốn của người đầu tư mà pháp luật không thể can thiệp.

Về vấn đề hình thức ký kết hợp đồng góp vốn kinh doanh BĐS thì khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn chỉnh vậy nên rất khó để giải quyết nếu như có tranh chấp xảy ra.

Một điêm nữa là chủ đầu tư sẽ luôn soạn sẵn những hợp đồng này và người mua chỉ việc đặt bút ký và tất nhiên lại thêm một điểm bất lợi nữa cho người mua khi giao dịch BĐS chính chủ.

Qua đây có thể thấy khách hàng chỉ nên tin tưởng những nguồn nhà chính chủ sạch sẽ, khi mua bán có hợp đồng rõ ràng do cơ quan pháp luật đề ra và có công chứng để khi có xử việc xảy ra thì đã có pháp luật đứng ra giải quyết công bằng.