Tư vấn luật

23-06-2021

+ Nhu cầu mua đất trồng lúa

Bạn được giới thiệu mua mảnh đất lúa ở vị trí đẹp, diện tích lớn mà giá cả lại phải chăng để bán kiếm lời hoặc chuyển sang đất ở.

Một số điều cần ghi nhớ khi đầu tư mua đất lúa là:

Những người không được mua đất trồng lúa gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013 cụ thể:

"Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa".

Vậy rõ ràng là cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được mua đất lúa

Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai quy định: “Cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội được coi là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp”

Như vậy cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là đối tượng không có thu nhập thường xuyên, không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp, nghỉ mất sức lao động.

  • Công chức, viên chức, lao động có hợp đồng lao động

Công chức, viên chức, lao động có hợp đồng lao động mà hưởng lương thường xuyên không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được mua đất lúa

+ Chế tài áp dụng đối với trường hợp cá nhân, công chức, viên chức tự ý mua đất trồng lúa

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai trong trường hợp cán bộ, công chức tự ý mua đất trồng lúa là sai quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Ngoài việc bị phạt tiền thì cán bộ, công chức vi phạm sẽ buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho”.

+ Thẩm quyền xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Chủ thể xác nhận là UBND xã/phường nơi cá nhân thường trú.

Nếu cá nhân thường trú ở một nơi, sản xuất nông nghiệp ở nơi khác thì UBND xã/phường nơi cá nhân sản xuất nông nghiệp (nơi có bất động sản) xác nhận và gửi UBND xã/phường nơi thường trú.

+ Rủi ro pháp lý

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với đối tượng là đất lúa sẽ được công chứng viên của Văn phòng công chứng chứng thực khi bên mua có giấy tờ chứng minh mình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bán) đất lúa giữa bên bán và bên mua vô hiệu, bên mua đã đặt cọc tiền trước khi làm thủ tục chuyển nhượng nhưng bên bán không trả lại tiền cọc cho bên mua, bên mua lại phải kiện đòi tài sản trong giao dịch dân sự do hợp đồng vô hiệu gây mất thời gian của bên mua.

Như vậy có thể thấy, trước khi bỏ tiền phục vụ nhu cầu đầu tư, mua bán, chuyển nhượng tài sản là đất. Là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nên tìm hiểu trước về các rủi do pháp lý có thể gặp phải.

Nguonnhachinhchu.vn hân hạnh đồng hành cùng bạn tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến mua bán, chuyển nhượng động sản, bất động sản.