Kinh nghiệm giao dịch BĐS

09-10-2020

Đã có rất nhiều trường hợp, khi khách hàng đặt bút ký hợp đồng chỉ đọc qua loa các quyền và nghĩa vụ của hai bên chứ không để ý hoặc đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Và khi tranh chấp xẩy ra mới biết rằng mình đã thiếu căn cứ pháp lý quan trọng.

Dẫn chứng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định: Khách hàng khi mua bán căn hộ chung cư chính chủ phải đăng ký qua hợp đồng mẫu và hợp đồng này phải được chủ đầu tư đăng ký với Sở Công thương.

Tuy nhiên thực tế hiện nay lại cho thấy rằng có vô số dự án được chủ đầu tư tự ban hành,  giao kết bằng những hợp đồng tự “sáng tạo” trong đó có những điều khoản lỏng lẻo được nêu chung chung, không có căn cứ pháp lý và chỉ đến khi có tranh chấp xảy ra khách hàng mới trắng mắt khi mình chính là người thua kiện.

 Các lỗ hổng tại các điều khoản mua bán nhà

Theo Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS đã quy định và yêu cầu rất rõ ràng nội dung hợp đồng theo mẫu trong khi mua bán căn hộ, nhà đất chính chủ. Các hợp đồng mẫu này phải được đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành và phải có văn bản của Sở Xây dựng địa phương xác nhận mới được ký kết giao dịch.

Tuy nhiên, thực trạng lại cho thấy dù rất nhiều dự án BĐS chính chủ được bán ra nhưng đi ngược lại là có rất ít lượng chủ đầu tư đi đăng ký mà tự ý phát hành hợp đồng mua bán có lợi cho mình.

Điều này đã giải thích tại sao trên cả nước có rất nhiều vụ việc biểu tình, căng băng rôn đỏ phản đối cũng như kiện cáo chủ đầu tư tại nhiều chung cư, dự án thổ cư chính chủ trên cả nước.

Đây chính là các lỗ hổng trong các điều khoản cam kết của hợp đồng giao dịch khiến cho khách hàng mất đi pháp lý lợi thế trong các vụ kiện cáo chủ đầu tư.

Theo tìm hiểu của phóng viên nguồn nhà chính chủ .vn thì có 12 loại tranh chấp, khiếu nại trong công tác quản lý, vận hành nhà chung cư gồm: Quyền sở hữu, Quyền sử dụng chung, bàn giao phí bảo trì, hoạt động ban quản trị chung cư, công tác quản lý vận hành chung cư…

Trong đó nổi cổm lên là chủ đầu tư sai phép, xây dựng trái pháp luật, tự ý chuyển đổi công năng một số hạng mục, không bàn giao phí bảo trì khiến quá trình cấp sổ hồng bị các cơ quan pháp luật điều tra, gây ách tắc cho khách hàng.

Người mua nhà chính chủ luôn chịu thiệt thòi

Nổi bật nhất là vụ treo băng rôn phản đối chủ đầu tư tại khu Linh Đàm, bao gồm hàng chục chung cư HH và VP6. Dự án đã đi vào hoạt động được 5 năm nhưng do  chủ đâu tưu xây dựng trái phép, vi phạm liên tiếp nhiều hạng mục xây dựng nên không được cấp sổ hồng.

Theo anh Khoa – chủ căn hộ thuộc chung cư HH4, Linh Đàm thừa nhận, khí anh đặt bút ký hợp đồng mua bán chính chủ đã không đọc hết điều khoản, không tham khảo ý kiên luật sư. Nên đã bị bẫy của chủ đầu tư làm khổ sở, nhiều điều khoản chung chung, gài bẫy vào các mục quyền và nghĩa vụ.

Để tránh tiền mất tật mang, khách hàng khi mua nhà nên thảm khảo rõ chủ đầu tư, dân cư sinh sống tại đó, tham khảo luật sư đọc qua hợp đồng mua bán, trước khi đặt bút ký vào tài sản chính chủ sở hữu của mình sau này.