Tin tức

26-10-2020

Ba đám mây bất động sản Hải Phòng (Tập 1): “Lòng vòng ngắm hoa phượng rơi”


Bất động sản được ví như đội quân tiền trạm, tiên phong khai hoang, xây dựng cơ sở hạ tầng…tạo ra một cấu trúc khung bản lề, lát nền cho các lĩnh vực kinh tế khác làm bàn đạp để bứt phá và phát triển dựa trên nguyên tắc tính toán chi tiết, khoa học, tầm nhìn 50 năm thậm chí hàng trăm năm sau. Nếu nguồn tài nguyên này được đánh giá cẩn trọng, nâng niu, chắt chiu từng tấc, hoạch định chính xác, bài bản, đúng lộ trình, được sử dụng, khai thác hiệu quả, đồng bộ giữa lòng, hầm, ngầm, mặt đất, trên không, …thì kinh tế cứ vậy mà bước đi cực kỳ êm ái, vững chãi.

Ngoài ra giá trị của bất động sản cần phải căn cứ vào các yếu tố: khả năng tạo ra thu nhập của thị trường, sức mua - sức lao động của xh, quy mô dân số, diện tích, so sánh với giá cả các thị trường phát triển trên thế giới, thu nhập bình quân trên đầu người, giá vốn chi phí xây dựng, hạ tầng, môi trường sống, tốc độ đô thị hóa, hiệu quả trong việc khai thác, việc chấp hành đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống phòng cháy chữa cháy, pháp lý sạch hay lấy tỷ giá giữa đồng nội tệ/ngoại tệ, cùng giá vàng làm tham chiếu.

Tuy nhiên hiện tại dường như lĩnh vực này đang là hố đen, khối nam châm khổng lồ hút cạn lực của nền kinh tế và xuất hiện những cục máu bê tông bị đông cứng tại một số mạch nghẽn ở những thành phố lớn với giá bđs từ các dự án phát ra bị thổi lên gấp hàng chục lần lan ra khắp các tỉnh thành hay nói cách khác bđs đã được cho sử dụng thức ăn tăng trọng quá nhiều, bị văng ra khỏi quỹ đạo phát triển lành mạnh, ổn định. Điển hình là một số nơi đang trở nên rất tiêu cực dẫn đến hậu quả nhãn tiền: tự nhiên, thiên nhiên, những cánh rừng, hồ, ao, kênh, rạch biến mất, bị phù phép, bị tàn phá, quy hoạch bị phá nát gây hệ lụy khủng khiếp tới đời sống xh, cứ mưa là ngập lụt, xói mòn, ô nhiễm… sai, loạn, bừa phứa, mạnh ai nấy làm, cứ chồng chất, chồng lên nhau từng lớp, từng lớp và rất khó để có thể thay đổi được cấu trúc dị thường này và trở tay không kịp trong tương lai.



Nhận thấy ma lực béo ngẫy của tài nguyên bđs, thế trận hình thành nên 3 đám mây chia làm 3 ngả tỏa đi các hướng với phương thức chinh phạt từ cao xuống dưới: 1.Siêu giàu – 2.Đại gia – 3.Doanh thương – 4.Khá giả - 5.Thu nhập trung bình khá và lượng dân nghèo chiếm đa số còn lại với các dự án nhà ở xã hội hẵng từ từ.


-Đám mây thứ nhất: ngược lên 3 tỉnh Đông Bắc bộ: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh – 2 tỉnh Tây Bắc bộ: Lào Cai, Hoà Bình – 6 tỉnh Đồng bằng sông Hồng: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định

-Đám mây thứ hai: xuôi xuống 3 tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế - 7 tỉnh Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận – 2 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Lâm Đồng.

-Đám mây thứ ba: kéo về 4 tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Sài Gòn – 2 tỉnh Tây Nam Bộ (miền Tây): Long An, Kiên Giang.

Bí kíp để làm chủ không gian là muốn nơi nào bđs sôi động thì cần phải gần với giới đầu tư, đi lại thuận tiện, những nơi ở xa, giao thông khó khăn thì tiền đầu tư cũng lười di chuyển, trong vùng lõi khó lấy quỹ đất sẽ nhòm ngó đến các chung cư tập thể cũ, các khu chợ, xí nghiệp cũ, trường học, ga tàu, bến xe, công viên, hay các công trình mang yếu tố hoài cổ cho đến men men trung tâm lan ra các biển, đảo. Tuy nhiên nhân tính không bằng nhân tai, đang đà thổi giá tằng tằng bỗng gặp phải con cúm tàu, covid 19 xuất hiện, đã chặn đứng và làm tan tành tất cả các kế hoạch.


Lại nói về đám mây thứ nhất gồm “Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lào Cai, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định” lang thang đến


Địa phận Hải Phòng: 

Bỗng nghe từ xa tiếng người văng vẳng quát: “Mày biết ái bồ là may ko?” một giọng nam cao nhưng thanh dây quản hơi gằn, phát ra từ cổ họng của một gã du đãng nồng nặc mùi rượu đang nghiến răng ken két túm lấy áo một cậu thanh niên nghe chừng lạc vào địa bàn kiếm ăn của hắn. Những cú đấm, cú thụi uỳnh uỵch vào lồng ngực, tiếng rên ứ hự khẽ rít lên từng cơn, không dám phản kháng từ người thanh niên phát ra gần khu vực Cảng Hoàng Diệu Hải Phòng. Nhắc tới cảng Hải Phòng (người Pháp xây dựng từ năm 1874) là bến Cảng được cho là lớn nhất miền Bắc, giới mộ điệu môn túc cầu không khỏi liên tưởng tới những buổi cuối tuần thong thả tới các sân vận động thưởng thức thứ bóng đá cuồng nhiệt tại các thành phố cảng vô cùng thịnh vượng bên nước Anh xa xôi như thành phố cảng Liverpool đương kim vô địch Premier League, hay thành phố Southampton, Lon Don…


Thực hiện đúng như tiêu chí nhòm chợ, ngó trường, liếc bến, nghía đảo dự đoán sau này sẽ có nhiều vụ tranh chấp:

+Trường chuyên Trần Phú thành lập vào tháng 1 năm 1986, đi vào kí ức lịch sử của biết bao thế hệ với diện tích hơn 10.000 m2, tiếp giáp hai mặt đường Trần Phú và Trần Bình Trọng, nằm trên khu đất vàng của thành phố để rồi đến năm 2016 đã bị rời đến địa điểm mới tại đường Lê Hồng Phong, thuộc khu đô thị mới Ngã Năm sân bay Cát Bi để thay vào việc giáo dục bằng một công trình khách sạn 5 sao giao cho tư nhân.

+Lô đất vàng Chợ Sắt sông Tam Bạc, trong quá khứ mở đầu cho việc liên doanh với quảng tây trung quốc, có tuổi đời hơn 100 năm, nổi tiếng khắp miền Bắc giống như các tên tuổi khác là chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, sắp tới sẽ lại biến thành trung tâm thương mại và buộc phải rời sang chân cầu Niệm vừa xa, khó ai sang đấy mua bán cả, giống như cái tên khét nữ giang hồ Dung Hà chìm vào dĩ vãng, người một thời tính đàm phán với đội đặc nhiệm H88 nhưng bất thành buộc phải kéo đàn em Nam tiến vào Sài Gòn và nhận một cái kết bi thảm.

+Bến xe Tam Bạc chính thức phải đóng cửa vĩnh viễn để thực hiện quy hoạch dải trung tâm thành phố, chỉnh trang đô thị, yêu cầu phát triển đô thị văn minh, hiện đại.

Theo số liệu, Hải Phòng diện tích 1.561,8 km², mật độ dân số 1.276 người/km2, dân số trên 2 triệu người, tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm 14,45%; còn lại là đất chuyên dụng vì vậy quỹ đất ở HP vẫn còn rất nhiều, người dân địa phương đa phần đã có nhà ở, nên việc bán chung cư, căn hộ cao cấp ở đây là bất khả thi hay các chiêu trò bơm thổi giá như các thành phố lớn khác ít hiệu quả, chỉ dụng võ trong thời gian ngắn rồi tắt ngụm.

Ngược về mấy chục năm trước đó, đáng lý cảng biển phát triển sẽ trở thành đòn bẩy cho kinh tế Hải Phòng cất cánh nhưng không hiểu sao vẫn cứ lẹt đẹt, không xứng với tiềm năng của thành phố này, đáng chú ý là giai đoạn 2008-2018, HP xuất cư cao hơn nhập cư, cộng thêm tệ nạn nghiện ngập hoành hành dẫn đến một bộ phận giàu tiền đã không có hứng ở lại mà tìm những địa phương khác để đầu tư, sinh sống.

Phải mãi vài năm trở lại đây khi HP mở thêm các cụm khu công nghiệp (Numora, Đình Vũ, Tràng Duệ, Nam Cầu Tiến, Đồ Sơn, Vinaship, An Dương, Đồng Hòa, Vĩnh Niệm, Quán Trữ, Quán Toan, Cảnh Hầu…) dân số lao động HP đáp ứng không đủ nên bắt đầu có sự dịch chuyển tăng dân số cơ học (xuất hiện tình trạng kẹt xe mà trước đó không có), trong đó giai đoạn 2013 – 2018 đã đưa vào sử dụng hơn 20 cây cầu lớn nhỏ (sắp tới đầu tư 2.200 tỉ xây mới Cầu Rào 1 nằm trên địa bàn 4 quận gồm Lê Chân, Ngô Quyền, Dương Kinh và Hải An), cơ sở hạ tầng được trú trọng xây dựng như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng – Hạ Long rút ngắn thời gian di chuyển giữa 3 thành phố, các tập đoàn đất cát nhúng tay vào tạo ra hiệu ứng bất động sản tỏa nhiệt nhưng được một thời gian món sốt đất với cà chua đến nay đã chững hẳn và đìu hiu.

Tại các con đường gần khu phố cảng, lượng xe tải trọng lớn, xe container đi lại rầm rầm gây nguy hiểm, nhiều đơn vị có hoài bão dự án sầm uất dựng lên đến nay chịu cảnh liu riu nên việc dò hồ, bám chặt các khúc sông là tiêu chí ưa thích.


Dự án nội thành (bị đẩy lên khoảng 50 – 100%):


+Dự án VinG cầu Xi Măng mở màn, xuất hiện ban đầu gây xôn xao dư luận nhưng tới nay các shophouse mặt tiền đóng cửa nhiều, kinh doanh cầm chừng, biển cho thuê xuất hiện rải rác, theo tìm hiểu các căn BTLKtrước đây mua 5-7tỷ nhưng đến nay rao bán vẫn chưa thanh khoản nổi

+Dự án chung cư HH Grand Tower tại Sở Dầu, quận Hồng Bàng, giá chào bán giá 28tr/m2 khởi công 9/5/2020

+Chung cư Hilton số 14 Trần Quang Khải – Hồng Bàng, đã cất nóc đang hoàn thiện chào giá cao cấp 47-55tr/m2 cho người HP tập làm quen?

+Dự án cải tạo lại chung cư cũ Đổng Quốc Bình, Lạch Tray cấm sang nhượng mua bán

+Ngã 5 sân bay quốc tế Cát Bi đường Lê Hồng Phong giá dao động từ 75-150tr/m2, bên trong đất tái định cư 40tr/m2.

+Khu đô thị Water Front phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân cầu Rào 2, giá từ 41 đến 80 tr/m2

+Hoàng Huy Riverside sông Cấm btlk giá dao động 57 - 80tr/m2

+Tam Bạc, Thế Lữ (quận Hồng Bàng) đang được giao dịch khoảng 80 triệu/m2, khu vực đẹp nhất giữa hồ có giá khoảng 85 -100 triệu/m2

+Đường Đã Nẵng mặt đường giá 150tr/m2, Tô Hiệu giá 180tr/m2, Lạch Tray giá 150tr/m2, trong ngõ giá 30 – 40tr/m2…

 

Giá đất xa trung tâm (một số nơi thổi lên gấp 2,3 lần):

+Huyện An Dương giá 7-20tr/m2, giá cao ngất hét 50tr/m2 đường Máng Nước

+Quận Hải An khu Đằng Lâm, Đằng Hải, đất trong ngõ giá 15-20tr/m2, mặt đường giá chèo lên tới 40 - 85tr/m2

+Vĩnh Niệm quận Lê Chân giá neo từ 25 – 40tr/m2

+Huyện Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên giá dao động từ 2 -20tr/m2, trục chính hét lên hơn 100tr???

+Dân đầu tư HN, HD, HP manh nha tập trung bên đường 353 nằm vùng cầu rào 1 đến Hòn Dáu Đồ Sơn mắc cạn nằm thở khẽ nhiều năm nay



Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đổ bộ:

+VinG Đảo Vũ Yên dt 800ha, với 1300 căn biệt thự, liền kề, shophouse tiếp tục làm đại sóng giá to như nhiều dự án khác, dự kiến xây thêm cầu vượt qua sông Cấm đoạn ven kênh đường Lê Thánh Tông…

+Căn hộ Condotel Flaming Cát Bà đang hoàn thiện, với giá bán 40-116tr/m2 hứa hẹn sổ hồng sở hữu lên tới 70 năm, chia sẻ lợi nhuận cho thuê các thứ nhưng đến nay pháp lý sổ chưa được quy định với loại hình con đò tèo đầy rủi ro và đang thoái chào

+Khu du lịch, công viên 65 trò chơi tại Đảo Dấu của HimLam với các hạng mục chính gồm có khu công viên nước, khu vui chơi giải trí rộng tới 14,6ha, khu căn hộ - khách sạn, khu vực mở rộng nhờ san lấp biển 49,7ha, giai đoạn đầu chào thứ cấp 20tr/m2

+Đồ Sơn có: dự án đảo Hoa Phượng, năm nào mở bán với giá 8 đến 11 tỷ, tuyên bố đảo nhân tạo này sẽ hoàn thành vào năm 2014, nhưng đến nay 16 mùa ve kêu đến khản cổ, 5 cánh phượng mãi vẫn chưa chịu nở cho tới dự án của FLC, hình 6 cánh sen không biết bao giờ mới có hạt hay như khu Dragon Hill thuộc Geleximco khu đồi rồng quy mô 480ha đang triển khai

Tóm lại Hải Phòng quy hoạch, đường xá có vẻ khá khẩm hơn Hà Nội, Sài Gòn, tiền rộn ràng ở khu quận Hồng Bàng, Đồ Sơn và các đảo với giá trị bđs có vẻ bớt ngáo hơn những thành phố khác có đặc sản bụi mịn, quy hoạch bấy, ngập lụt, cơ sở hạ tầng quá tải nhưng vẫn giá trên Giời. Đầu tư bất động sản ở đây cứ canh khoảng giá 10-20tr/m2, bám chặt men theo các khu du lịch: Đồ Sơn, Vũ Yên, cầu, các dự án đô thị, mở đường mà hành tẩu

Xét rằng Hải Phòng một năm kiếm được 1 vụ mùa hè đến mùa bão là khó kinh doanh nên tập trung làm du lịch sao cho nước phải sạch, cát phải mịn, dịch vụ phải chuẩn, xử nghiêm nạn chặt chém, đồ ăn phải ngon, Đồ Sơn đèn đỏ phải sáng chóe, cộng thêm ưu thế cảng biển vượt trội, nên tập trung nâng cấp năng lực vận hành Cảng, phát triển ngành Logistic, lợi thế các trường Hàng Hải về công nghiệp đóng tàu… còn đất đai giá cả vậy là tạm ổn, đừng đu đưa lây bệnh ngáo giá không tốt cho sức khỏe

Mây lại lang thang chuẩn bị trên đường ghé thủ đô và cả 3 miền Trung Nam Bắc (Tập 2) chỗ nào mây cũng ghé